HỌC SINH TRƯỜNG TH&THCS TRẦN PHÚ TÌM HIỂU VỀ DI SẢN VĂN HOÁ QUA TIẾT SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Lượt xem:

Đọc bài viết

HỌC SINH TRƯỜNG TH&THCS TRẦN PHÚ TÌM HIỂU VỀ DI SẢN VĂN HOÁ QUA TIẾT SINH HOẠT DƯỚI CỜ

      Thực hiện Kế hoạch số 06/KH-NT ngày 20/12/2024 của Trường TH&THCS Trần Phú V/v Tổ chức các hoạt động Giáo dục theo chủ đề, năm học 2024-2025.

Sáng ngày 24/03/2025, trong tiết sinh hoạt dưới cờ, trường TH&THCS Trần Phú ( Bậc THCS ) đã tổ chức Hoạt động Giáo dục: Chủ đề Giáo dục STEM và Hành trình di sản.

      Về dự và chỉ đạo hoạt động có thầy Nguyễn Mạnh Điệp- Bí thư chi bộ – Hiệu trưởng; thầy Đồng Quốc Dân – Phó hiệu trưởng – CTCĐ; thầy Lương Bá Từ – Phó hiệu trưởng cùng tập thể đội ngũ các thầy cô giáo và các em học sinh.

     Giáo dục di sản văn hóa trong trường học là giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho các thế hệ mai sau. Việc bảo tồn và đưa di sản văn hóa vào giảng dạy mang lại tác dụng quan trọng trong công tác giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo sự lan tỏa của di sản đến mỗi gia đình, cộng đồng. Đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa, giúp các em biết trân trọng các di tích lịch sử gắn với địa phương. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23 tháng 11 hằng năm).

Qua mỗi hoạt động dạy học gắn với di sản, học sinh được giáo dục về truyền thống lịch sử; nâng cao hiểu biết về các nhân vật anh hùng, các di tích lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước; giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào về các anh hùng, nhân vật, di tích lịch sử ở địa phương. Ngoài ra, hoạt động còn nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng quan sát , thu thập tài liệu và viết báo cáo; tạo hứng thú học hỏi, tìm hiểu về di sản. Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh sẽ rèn luyện được các phẩm chất và năng lực cần thiết để hoàn thiện bản thân.

Thông qua hoạt động này, tạo cho học sinh tiếp cận với di sản để các em có cách nhìn và ứng xử đúng với di sản văn hóa ngay tại nơi sinh sống, phát huy được giá trị của di sản, có ý thức giữ gìn, bảo tồn, bảo vệ và góp phần phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Tạo sân chơi bổ ích, an toàn, lành mạnh cho học sinh, thông qua đó động viên các em thi đua học tốt,  xây dựng mối quan hệ về tình bạn, tình  thầy trò, tình  yêu quê hương đất nước…

 – Hình thành và phát triển kỹ năng  thuyết trình, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, kích thích sự tìm hiểu về văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Hình thành và phát triển những đức tính và phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, trách nhiệm…,  tinh thần học hỏi và thực hành các giá trị văn hóa truyền thống.

  NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GỒM CÓ

        Phần 1. Chủ đề Hành trình di sản

Phần 2. Trưng bày sản phẩm STEM.

        NỘI DUNG 1: Chủ đề Hành trình di sản gồm 3 phần thi

        Phần thi thứ nhâtNHẬN DIỆN DI SẢN (10đ)

        – Phần này gồm 10 câu hỏi/ hình ảnh về di sản quốc gia và địa phương.

        – Các đội có 1 phút/1 câu hỏi để xem hình ảnh, nghe thông tin, nhận diện đó là di sản gì, ghi đáp án vào bảng (1đ/câu).

        – Số lượng thành viên tham gia: 4 em/đội

        Phần thi thứ haiTÌM HIỂU DI SẢN (10đ)

        – Phần này gồm 4 chủ đề: Di tích, Lễ hội, Ẩm thực, Trang phục truyền thống.

        – Mỗi đội bốc thăm 1 chủ đề. Thời gian các đội tìm hiểu thông tin về chủ đề, xây dựng bài trình chiếu:1 tuần 

        – Thời lượng thuyết trình: 10 phút.     

        – Số lượng thành viên tham gia: 2 em/đội

        Phần thi thứ ba. TRẢI NGHIỆM DI SẢN (10đ)

        – Có 4 nhóm di sản vùng/ miền: vùng Tây nguyên, miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc bộ, Nam và Trung bộ.

        – Mỗi đội bốc thăm 1 chủ đề. Thời gian các đội chuẩn bị: 1 tuần 

        – Hình thức: múa dân gian, hát dân ca, kết hợp hát múa phụ họa…

        – Số lượng thành viên tham gia: Từ 10 đến 20 em/đội.

        NỘI DUNG 2: Trưng bày sản phẩm STEM thuộc các môn: Toán, Tin, Công nghệ, KHTN.

Kết thúc các phần thi Ban tổ chức đã trao giải cho các đội có thành tích xuất sắc như sau:

Giải Nhất : Đội Khối 6

Giải Nhì : Đội Khối 9

Đồng giải Ba : Đội Khối 7 và Khối 8

Qua buổi sinh hoạt dưới cờ, các em học sinh trường TH&THCS Trần Phú đã được tìm hiểu những nét đẹp văn hóa, những Di sản Văn hóa Việt Nam và thêm yêu và trân trọng những di sản đáng quý của Việt Nam. Chắc chắn rằng khi có thời gian thích hợp chúng ta sẽ được cùng gia đình có những chuyến du lịch khám phá, tìm hiểu những địa danh là Di sản Văn hóa. Mong ngày đó đến thật gần!

Tin và bài: Thầy Đồng Quốc Dân – Phó hiệu trưởng nhà trường